BC kết quả công tác năm 2012, kế hoạch hoạt động năm 2013

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHKT TỈNH YÊN BÁI

YÊN BÁI CDSH

Số:       / BC-CDSH                          

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Yên Bái, ngày  22  tháng 12  năm 2012

 

 

                                                                                    

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2012 VÀ

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013

 I. Kết quả hoạt động công tác năm 2012

  1. Củng cố kiện toàntổ chức, cán bộ; Quảng bá hình ảnh của đơn vị:

Là năm thứ ba kể từ khi thành lập – đơn vị có một số biến động về tổ chức, cán bộ:

– Trung tâm đã tiến hành họp toàn thể cán bộ Trung tâm thống nhất: Củng cố, kiện toàn các phòng chức năng của đơn vị gắn với nhiệm vụ công tác chuyên môn cụ thể; Đề nghị Liên hiệp hội KH&KT tỉnh bổ nhiệm giám đốc mới,  4 Phó Giám đốc, kế toán trưởng. Giám đốc CDSH bổ nhiệm các chức danh cấp phòng. Thống nhất các nội dung để tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của đơn vị qua các phương tiện truyền thông ( Báo, PTTH , hội nghị hội thảo, tờ rơi….vv) . Trung tâm cũng đã được giới thiệu tại lễ kỷ niệm 12 năm thành lập Liên hiệp hội YB.

– 6 tháng cuối năm Trung tâm đã tiến hành củng cố kiện toàn bộ phận thường trực, hành chính, văn thư và bố trí cán bộ chuyên trách của đơn vị.

– Tháng 11/2012 trang thông tin điện tử của đơn vị đã chính thức đi vào hoạt động, việc thông tin về các hoạt động và quảng bá hình ảnh của Yen Bái CDSH chính thức bước sang một trang mới.

     Đánh giá thể chế CDSHnăm 2012 Mạng Cifpen đã tổ chức kiểm tra đánh giá thể chế Yên Bái CDSH. Kết quả đánh giá 5 nhóm năng lực của trung tâm đạt điểm năng lực khá cao và điểm đồng thuận rất cao.  Sau một thời gian đi vào hoạt động  đã có nhiều tiến bộ, ổn định phát triển theo hướng tiến vững chắc. Điểm chung của 5  nhóm năng lực đạt được như sau:

 

Các nhóm năng lực Năng lực Đồng thuận
1. Quản trị và quản lý chiến lược 82.3 89.41
2. Thực hiện chương trình 78.0 84.72
3. Quản lý nguồn nhân lực 72.2 79.15
4. Quản trị và quản lý tài chính 74.4 87.84
5. Các mạng lưới và liên minh bên ngoài 70.5 80.53

 

  1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ :

      – YENBAI CDSH  đã cử cán bộ tham gia 8 khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ, năng lực chuyên môn do các mạng tổ chức :

      + Một cán bộ được cử đi học tập nâng cao trình độ quản lý kinh tế- tài chính.

 + Ba cán bộ đi học tập nâng cao năng lực viết đề xuất dự án.

 + Ba cán bộ đi học tập nâng cao năng lực, hiểu biết về quyền và đa dạng văn hoá…

–          Trung tâm đã tổ chức mời chuyên gia trực tiếp giúp đỡ tại Yen Bái

CDSH một khoá tập huấn hướng dẫn cho 09 cán bộ chủ chốt của trung tâm và 10 cán bộ của các đơn vị thành viên Liên hiệp hội KH&KT tỉnh về nâng cao năng lực viết các dự án đề xuất, đề tài nghiên cứu khoa học.

–          Trung tâm cũng phối hợp với một số tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ

sở về truyền thông CSSK cộng đồng, trồng thuốc nam…. thông qua các hoạt động đó đã góp phần cao năng lực cán bộ của đơn vị.

 

  1. Triển khai hoạt động dự án và xây dựng, đề xuất các dự án mới

– Năm 2012 trung tâm đã triển khai Dự án: “Tăng cường năng lực cho cộng đồng nhằm bảo tồn và phát triển cây thuốc nam bản địa của người dân tộc thiểu số tại xã Púng Luông và La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” do CARE quốc tế tại VN tài trợ. Dự án được triển khai từ tháng 01/2012, kết thúc tháng 12 năm 2012, các hoạt động đều đảm bảo tiến độ và chất lượng, được nhân dân địa phương tích cực tham gia, các tổ chức đoàn thể cơ sở, Liên hiệp các hội KH& KT tỉnh và cơ quan chủ đầu tư đánh giá tốt.( có báo cáo riêng)

–          Đăng ký PADOR  “Potential Applicants Data Online Registration”là

một hệ thống xử lý của EC thông qua EuropeAid để duy trì thông tin đầy đủ về tổ chức phi chính phủ, yêu cầu đối với các quỹ từ EC.. Với hệ thống này, thông qua đó, EC có thể quản lý được các đối tác của mình và ưu tiên tài trợ cho các nhóm này. Đây là việc làm khó, mất nhiều công sức, đòi hỏi có trình độ và khả năng, nhiều thủ tục phức tạp , nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các thành viên, việc đăng ký đã thành công. Mã số PADOR/  Europe Aid ID number là: VN- 2012- GHN-2304704485

–          Trong năm trung tâm đã xây dựng gửi đi 06  đề xuất dự án xin đầu tư

gửi các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các đại sứ quán tại Hà Nội và một số tổ chức mạng lưới hoạt động khác. Hiện tại đã ký thoả thuận được 01 dự án với EU; 01 dự án đã được xét qua vòng 2( vòng tuyển chọn) 01 dự án với đề xuất gửi Đại sứ quán Phần Lan. Các đề xuất khác đang chờ kết quả xét chọn.

Thông qua các lớp tập huấn và nghiên cứu, viết các đề xuất dự án, năng lực của tổ chức, năng lực của các thành viên đã được nâng cao thêm rất nhiều. Đặc biệt đăng ký thành công PADOR đã tạo nên một vị thế mới cho CDSH trong các tổ chức xã hội dân sự. Đề xuất tiếp tục ngiên cứu đề tài “ Đái tháo đường” đã thực hiện từ 2011 với Sở KHCN tỉnh (hiện chưa thấy thông báo cho triển khai).

  1. Tham gia các tổ chứcxã hội:

4.1. Các mạng lưới, tổ chức xã hội trung tâm đã tham gia cộng tác:

– Thành viên Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN).

– Thành viên mạng lưới các tổ chức xã hội khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam vì sự phát triển cộng đồng bền vững (NorthNet)

– Tham gia vào các tổ chức ActionAid Việt Nam; Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

– Tham gia thành viên Hội Y tế công cộng

– Phối hợp hoạt động với các  tổ chức như: Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội RHM Việt Nam,Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái …trong các hoạt động CSSK và NCKH.

– Đề xuất các hoạt động của mạng lưới, tham gia vận động chính sách, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo

– Tham gia  thực hiện dự án nâng cao năng  lực có sự tham gia của mạng CIFPEN

– Tham gia các hoạt động thường xuyên của các mạng lưới và tổ chức nêu trên ( như các hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động khác)

– Phối hợp với hội Đông y hướng dẫn kỹ thuật trồng thuốc nam và kiểm tra công nhận các mô hình trồng 4 loại cây thuốc nam ở dự án trồng thuốc nam ở 2 xã Púng Luông và La Pán Tẩn.

4.2. Chỉ đạo hoạt động hiệu quả các đơn vị thành viên:

– Công ty cổ phần Việt Tràng An: Phòng khám Đa khoa Việt Tràng An luôn thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn về dự phòng bệnh tật cho người bệnh. Trong năm đã tư vấn sức khoẻ miễn phí cho:

+ Trên 200 bệnh nhân là người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp.

+ Tư vấn chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho hơn 500 học sinh trong độ tuổi từ 6-13 tuổi.

+ Tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho 85 phụ nữ mang thai gặp vấn đề về dinh dưỡng.

– Hoạt động chuyển giao ứng dụng kỹ thuật mới: Trung tâm đã tiếp tục triển khai và phối hợp với Phòng khám Đa khoa Việt Tràng An chuyển giao ứng dụng công nghệ điện sinh học (BERAM) thế hệ mới trong chăm sóc da và thon gọn cơ thể.

5. Công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội:

– Đã tham mưu đề xuất với UBND tỉnh để phối hợp với Mạng CIFPEN nghiên cứu về vận động chính sách với nội dung : “Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và giám sát chương trình 30a tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, triển khai ngiên cứu này tại 2 xã  thuộc huyện Mù Cang Chải là xã La Pán Tẩn và Púng Luông t ừ th áng 7- 10/2012 đạt kết quả tốt, được địa phương và dư luận hoan nghênh.

Thông qua kết quả nghiên cứu, Mạng sẽ có những ý kiến tham gia vào công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội về thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ với các cơ quan hữu quan.

– Tháng 11-12/2012 Đã tham mưu đề xuất với UBND tỉnh để phối hợp với Mạng CIFPEN nghiên cứu về vận động chính sách với nội dung tham vÊn céng ®ång tại 6 xã của 3 huyện: Văn Chấn; Văn Yên; Thành phố Yên Bái vÒ dù th¶o LuËt §Êt ®ai söa ®æi gồm:

1) Quy hoạch, kế hoạch, chế độ sử dụng đất;

2) Thu hồi, định giá, tái định cư cho người sử dụng đất;

3) Giải quyết tố cáo và công khai minh bạch trong sử dụng đất;

4) Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và giám sát thực hiện trong sử dụng đất theo Luật Đất đai

Mục đích: Chuẩn bị ý kiến cho hội thảo chia sẻ cấp tỉnh vào tháng 01/2013 và hỗ trợ Viện NCLP thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra các khuyến nghị cho dự thảo luật đất đai sửa đổi thông qua Quốc hội năm 2013. Tổ  chức tham vấn cộng đồng đã đạt kết quả tốt, được địa phương và dư luận hoan nghênh.

  1. Công tác khác:

6.1. Tham gia công tác từ thiện: Trong ngày mữa lũ sạt lở đất tại La Pan Tẩn 9/2012- CDSH đã quyên góp từ các thành viên đơn vị được trên 6.300.000đ ủng hộ gia đình nạn nhân.

– Trên cơ hoạt động của tổ chức chuyên môn nghề nghiệp, hoạt động

bằng nguồn vốn tự trang trải. Đơn vị đã tiến hành kêu gọi sự đầu tư, hợp tác và liên kết với các tổ chức Phi Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương và các Trung tâm hoạt động xã hội theo đúng quy định của pháp luật nhà nước. 

– Các thành viên tham gia hoạt động tại địa phương thực hiện đúng điều lệ và quy định của nhà nước và địa phương không có vấn đề gì vi phạm.

6.2. Thi đua- khen thưởng:

Trong năm qua, mặc dù cũng còn nhiều khó khăn, song cán bộ và

nhân viên đơn vị với lòng nhiệt huyết, trách nhiệm đã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đơn vị thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả, gây được uy tín, thương hiệu với các tổ chức mạng, tổ chức Liên hiệp Hội, với chính quyền địa phương và nhân dân vùng đơn vị triển khai hoạt động…

            Với kết quả đó Tập thể YenBai CDSH đã đề nghị LHCHKHKT tỉnh xét và đề nghị: LHCHKH tỉnh tặng Giấy khen cho 1 cán bộ; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 2 cán bộ và Tập thể CDSH; đề nghị LHCHKHKT Việt Nam tặng bằng khen cho 1 cán bộ.

II. Đánh giá chung

1.Thuận lợi:

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Liên hiệp hội KH&KT tỉnh, Đảng bộ và chính quyền địa phương ở các cấp, Trung tâm đã có mối quan hệ hợp tác rất tốt với các đối tác và chính quyền địa phương cũng như các bên liên quan để triển khai dự án, các đề tài NCKH đạt kết quả tốt

Cán bộ, thành viên của trung tâm hết sức nhiệt tình, tâm huyết, cố gắng nỗ lực vì cộng đồng nên mặc dù hoạt động chưa có lương vẫn phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ công tác của Trung tâm, đã góp phần tạo nên thành tích công tác của trung tâm trong năm qua.

  1. Khó khăn, hạn chế:

Đánh giá thể chế CDSH năm 2012 chỉ rõ rằng tổ chức còn hạn chế sau: “Nói chung nhóm khá đồng đều cả về năng lực và mức độ đồng thuận. Tuy nhiên xét trong điều kiện thực tế của tổ chức, để thực hiện tốt các hoạt động thì phải cần có nhiều hơn nữa số lượng và chất lượng nhân viên. Hiện giờ vẫn còn tồn tại nhân viên kiêm nhiệm, thiếu cán bộ truyền thông nên phần nào cũng hạn chế chất lượng của hoạt động”.

– Nhân lực còn ít, nhiều người còn làm việc kiêm nhiệm, chưa đầu tư nhiều thời gian.

– Phương pháp tiếp cận và hoạt động xã hội dân sự còn bỡ ngỡ

– Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của hầu hết cán bộ chưa cao. ( đặc biệt là kỹ năng viết đề xuất dự án, khả năng ngoại ngữ, giao tiếp hạn chế)

– Chưa huy động được nguồn lực cho sự phát triển, cho hoạt động hành chính và trả lương cán bộ

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nhiều

– Việc thực hiện dự án còn cứng nhắc, phụ thuộc và thói quen cách làm bao cấp, nên cồng kềnh, hiệu quả chưa tỷ lệ thuận với thời gian và công sức của cán bộ;

III– Kế hoạch công tác năm 2013:

Tiếp tục tuyên truyền, thông tin, giới thiệu quảng bá Trung tâm; duy trì và nâng chất lượng hoạt động trang Web của đơn vị, in tờ rơi;

Xây dựng năng lực tổ chức:

–  Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành chính, vận hành hoạt động theo hướng chuyên nghiệp ( cập nhật PADOR)

– Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ

– Ttếp tục Đề xuất với CARE mở rộng dự án phát trển thuốc nam tại các xã khác của MCC.

– Tiếp tục duy trì việc nắm bắt thông tin và xây dựng hoàn thiện các đề cương, đề xuất chương trình, dự án đầu tư cho năm 2013- 2014. Trước mắt tập trung triển khai dự án EU.

– Hoàn thiện để ký triển khai dự án Phần Lan

– Đề xuất với Hội đồng KHKT tỉnh phối hợp với huyện Văn Yên triển khai dự án ngiên cứu khoa học, định hướng phát triển cây thuốc nam thí điểm gắn với phát triển kinh tế xã hội tại huyện Văn Yên

– Xác định các lĩnh vực vận động : HIV/AIDS, BĐKH, Nước sạch và VSMT. Cụ thể hóa việc NC vận động chính sách, giám định tư vấn phản biện xã hội.

– Có biện pháp kịp thời để triển khai hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng đơn vị mà biên bản đánh giá thể chế Yên Bái CDSH của Mạng Cifpen đã xác định theo bảng sau đây:

 

Vấn đề Điểm Mục tiêu Các hoạt động Chỉ số Người dẫn dắt Thời gian
4.2 68 Có kế hoạch đa dạng hóa và tiếp cận nhà tài trợ – Tham gia hội thao của Cifpen để tiếp cận với các nhà tài trợ

– Tập huấn kỹ năng gây quỹ cho tổ chức + tham quan mô hình gây quỹ trong mạng Cifpen

 

– Tối thiểu là 02 hội thảo, mỗi hội thảo được 03 cán bộ tham dự

05 cán bộ trong bộ phận gây quỹ tham gia tập huấn

02 mô hình được tham quan

– Cifpen.

 

Trách nhiệm

Bui Van Hai P.GD

Quy 4/2012 va 6 thang dau nam 2013

 

5.2 69 Kết nối tạo dựng mối quan hệ với các NGO,  doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ – Tham gia các hoạt động của mạng CP

– Kết nghĩa tổ chức tạo sự bền vững

– 75% các hoạt động của CP mà tổ chức tham gia

 – 01 tổ chức sẽ trở thành “anh em” với CDSH

Cifpen, CDSH

 

Trách nhiệm

TS Dao Ngoc Lan GD

Quy 4/2012 va 6 thang dau nam 2013
5.3 62 Nâng cao năng lực hệ thống truyền thông của tổ chức

 

-Tập huấn nâng cao năng lực kỹ năng truyền thông

– Quản trị mạng web

– Tài liệu hóa các sản phẩm hoạt động của tổ chức

-04 cán bộ truyền thông tham gia tập huấn

– Xây dựng kế hoạch truyền thông trong 3 tháng

– 100% hoạt động của tổ chức được đưa lên web kịp thời

Cifpen.,

 

Trách nhiệm

Bui Van Hai P.GD

2013

 

IV-  Đề xuất, kiến nghị

  1. Đề nghị Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh:

– Tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên trung tâm, các NGO thành viên LHH ở địa phương về  kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng gây quĩ, kỹ năng viết đề xuất dự án, tổ chức thực hiện dự án hiệu quả….

– Có ý kiến với Hội đồng KH- CN, Sở khoa học tạo điều kiện xét duyệt cấp kinh phí cho các đề tài NCKH năm 2013 để TT phối hợp với huyện Văn Yên triển khai dự án ngiên cứu khoa học, định hướng phát triển cây thuốc nam thí điểm gắn với phát triển kinh tế xã hội tại huyện Văn Yên.

– Tạo điều kiện để CDSH được tham gia các dự án của LHH hoặc với các hội khác

  1. Đề nghị Ban Kinh tế đối ngoại vàLiên hiệp các tổ chức hữu nghị:

– Giới thiệu CDSH với các tổ chức , các đối tác nhằm tìm kiếm các cơ hội tài trợ.

– Tạo điều kiện tham gia các diễn đàn với các tổ chức xã hội dân sự

Trên đây là báo cáo kết quả hoạt động của YENBAI CDSH năm 2011 và những nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2013. Trung tâm xin tổng hợp báo cáo và kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp, các ngành, các Mạng lưới và Liên hiệp các Hội KH-KT Yên Bái để Trung tâm hoạt động  hiệu quả hơn./.

 

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:                                                                                      

– LH các hội KHKT tỉnh;

– MạngCifpen;

– Mạng NorthNet;

– Ban Giám đốc CDSH; 

– Lưu VT.

 Đào Thị Ngọc Lan