Năm 2016, mặc dù còn gặp không ít những khó khăn, thách thức, YENBAI CDSH vẫn cố gắng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Trong năm qua, đơn vị đã kết thúc các dự án, đề tài NCKH của giai đoạn 2010-2015, thông qua đó có một số thành viên phải chuyển công tác khác nên bộ phận thường trực được bố trí cán bộ lồng ghép, kiêm nhiệm. Trung tâm CDSH đã tuyển thêm cán bộ công nghệ thông tin, văn thư lưu trữ, thường trực…thay thế hợp đồng đã chuyển đi…, mặc dù khó khăn về nhân lực và kinh tế nhưng CDSH vẫn duy trì hoạt động thường xuyên đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bình thường, thực hiện các nội dung của LHHKHKT tỉnh cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh và đơn vị đảm bảo yêu cầu công tác. Đặc biệt duy trì hoạt động thường xuyên của Website CDSH. Đây là kênh thông tin quan trọng để bạn bè và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế quan tâm tìm hiểu về Yên Bái CDSH.
Năm 2016, đơn vị đã hợp tác, phối hợp với Công ty cổ phần phát triển y tế Việt Tràng An chuyển đến cơ sở mới tại 332- Đường Đinh Tiên Hoàng, phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, có nơi làm việc khang trang, ổn định, phối hợp tốt với phòng khám trong việc duy trì khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
TS. Đào Thị Ngọc Lan – GĐ YENBAI CDSH cùng các y, bác sỹ PKĐK Việt Trang An chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân dân
Trong năm trung tâm đã hoàn thiện hết các hoạt động tại cộng đồng, do vậy chỉ tập trung chủ yếu vào các hoạt động quảng bá, tuyên truyền giới thiệu đơn vị với các tổ chức về khả năng, lĩnh vực hoạt động của đơn vị như tuyên truyền về biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng..vv.
Cán bộ trung tâm thường xuyên tham gia nội dung bài viết, trả lời phỏng vấn Báo Yên Bái về việc giới thiệu kết quả hoạt động của dự án và kinh nghiệm hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức tại cộng đồng người dân tộc thiểu số, vùng cao, khó khăn… Tham gia viết và gửi tin bài hoạt động của Trung tâm cho tập san của Liên hiệp Hội tỉnh.
Đặc biệt, các thành viên trong đơn vị nghiêm túc trong thực hiện công tác tư vấn, phản biện nội bộ nhằm phát hiện những thiếu hụt của đơn vị qua các hoạt động trong những năm qua, đồng thời tìm kiếm cơ hội xây dựng đề án, đề tài mới.
Cán bộ trung tâm đã nhiệt tình tham gia tư vấn cho thường trực tổ chức mạng Northnet, mạng CIPFEN, mạng VNGO-FLEGT để cùng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động chung của các Mạng lưới. Ngoài ra, Trung tâm còn tham gia tư vấn, phản biện đề tài NCKH về dự án Quy hoạch phát triển KHCN tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030 của Khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái. Tham gia và đóng góp ý kiến vào hội thảo “Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái” được tổ chức tại Liên hiệp Hội tỉnh.
Tháng 7/2016 trung tâm cử cán bộ tham gia hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo luật Hội do MSD tổ chức tại Hà Nội. Cùng với các thành viên tổ chức khác tham dự hội thảo, cán bộ tham gia hội thảo của trung tâm đã tham gia nhiều ý kiến đựơc hội thảo ghi nhận.
Trung tâm còn phối hợp với Hội đông y tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Sưu tầm, đánh giá thực trạng cây thuốc nam bản địa, các bài thuốc gia truyền trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình vườn thuốc nam của trạm y tế xã tại các huyện Yên Bình,Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”. Kết quả nghiên cứu của của đề tài đã điều tra, thống kê và xây dựng được danh mục 630 loài cây thuốc nam tại 102 xã trong tỉnh, trong đó có nhiều loài cây thuốc quí, có tiềm năng và giá trị chữa bệnh, giá trị kinh tế cao; Sưu tầm được 983 bài thuốc dân gian chữa 40 nhóm bệnh trong đó có 6 bài thuốc gia truyền đã được công nhận có giá trị chữa bệnh. Xây dựng được 3 mô hình trồng bảo tồn cây thuốc tại 3 trạm Y tế xã ( Bảo Ái- huyện Yên Bình, Phúc Sơn- Huyện Văn Chấn; Phường Trung Tâm- Thị xã Nghĩa Lộ) với 10 loài cây thuốc. Đề tài đã được Hội đồng khoa học tỉnh nghiệm thu tháng 11/2016
Trung tâm đã hoàn thành việc thực hiện các báo cáo, kiểm toán, đánh giá và kết thúc dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở hai xã Pung Luông và La Pan Tẩn, huyện Mù Cang Chải” do Liên minh châu Âu tài trợ. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Nhóm sở thích của dự án tại hai xã tiếp tục duy trì các hoạt động của nhóm dự án.
Trung tâm cũng luôn quan tâm đến hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, thường xuyên theo dõi, nắm bắt các kêu gọi viết đề xuất của các tổ chức, đại sứ quán và các tổ chức mạng để cập nhật thông tin, kiến thức và đã xây dựng những đề xuất dự án gửi tới các tổ chức. Năm 2016 đã gửi 5 đề xuất tới các tổ chức và đại sứ quán một số tổ chức như: EU, Thụy Điển, Anh, Hoa Kỳ. Đề xuất “Nâng cao quản trị chuỗi giá trị dược thảo” đã được Phái đoàn liên minh châu Âu ( EU) thẩm định tuyển chọn vào vòng đàm phán chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng; Tiếp tục cập nhật mã số PADOR với EU phục vụ cho các hoạt động; CDSH đã làm việc với một số tổ chức, cá nhân nhằm tạo cơ hội để tiếp cận các dự án đầu tư cho Yên Bái.
CDSH đã tích cực trong các hoạt động cùng các mạng lưới mà CDSH tham gia như: Tham gia Chương trình “Truyền cảm hứng Văn hóa Minh bạch Giải trình” (Inspiring CSOs 2016); Làm việc với đoàn Kiểm toán độc lập Công ty TNHH Kiểm toán KTC SCS nhằm đánh giá năng lực tổ chức và đã được ghi nhận là đơn vị đã thực hiện tốt các nội dung Minh bạch Giải trình theo quy định; Cùng với viêc tham gia Chương trình “Truyền cảm hứng Văn hóa Minh bạch Giải trình” (Inspiring CSOs 2016), Trong năm YENBAI CDSH đã cử đại diện tham gia vào 2 hội thảo: Thực hành Minh bạch Giải trình và Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu do Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) thực hiện với sự tài trợ từ Cơ quan viện trợ Ai-len (Irish Aid). Kết quả tham gia Chương trình “Truyền cảm hứng Văn hóa Minh bạch Giải trình” (Inspiring CSOs 2016) do Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) thực hiện thường niên với sự tài trợ từ Cơ quan viện trợ Ai-len (Irish Aid), tham gia với chủ đề “Xây dựng thương hiệu cho các tổ chức xã hội Việt Nam”, Yên Bái CDSH đã trở thành 1/54 tổ chức vinh dự nhận được chứng nhận là tổ chức thực hành tốt về Minh bạch giải trình năm 2016 – 2017 (TAP Cert).
Tháng 7/2016 Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội”, do Liên minh châu Âu hỗ trợ thông qua tổ chức FERN, được điều phối và thực hiện bởi SRD, mạng lưới VNGO-FLEGT đã biên soạn ấn phẩm “Người dân sống dựa vào rừng bảo vệ rừng và phát triển kinh tế”. Cùng với LHH KH&KT tỉnh Yên Bái, YENBAI CDSH đã cử cán bộ tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng viết bài về quản trị rừng bền vững với Mạng VNGO-FLEGT và đã đóng góp được bài viết cho tập bài viết câu chuyện về đề tài này với mạng lưới VNGO-FLEGT, chia sẻ tới các bên liên quan những câu chuyện thực tế về người dân, cộng đồng sống dựa vào rừng đang tham gia bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế của gia đình để giảm sự phụ thuộc vào rừng.
Đối với một đơn vị tự chủ về hoạt động, tài chính, nhân lực… Mặc dù đơn vị đã kết thúc các dự án, giai đoạn này chưa có dự án, đề tài mới song trung tâm vẫn đảm bảo duy trì được những hoạt động thường xuyên của đơn vị, đạt được các kết quả như trên chính là nhờ sự cố gẵng nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân viên của trung tâm. Năm 2017, đơn vị vẫn kiên trì xây dựng và có nhiều đề xuất dự án, đề tài gửi tới các cơ quan và nhà tài trợ.
Thu Thủy.
YENBAI CDSH.